Chuẩn bị bề mặt để thi công sơn công nghiệp

Chuẩn bị bề mặt để thi công sơn công nghiệp.

         Bề mặt để thi công sơn có caác vết bẩn, vết rỉ sét,… có thể làm mất khả năng bám dính của sơn với bề mặt cần sơn. Việc sơn lớp sơn lên bề mặt vật liệu khi chưa được vệ sinh. Chuẩn bị không phù hợp sẽ không tạo được một nền tảng vững chắc. Bảo vệ bề mặt kim loại, chống lại sự ăn mòn của môi trường và ảnh hưởng của các chất hóa học khác. Vì thế, chúng ta cần phải chuẩn bị vệ sinh bề mặt để thi công sơn công nghiệp.

          Bề mặt sơn nhiễm bẩn sẽ làm cho độ bám dính giữa các lớp sơn giảm đi. Tăng khả năng thẩm thấu của nước, dẫn đến phá hoại bề mặt cần bảo vệ. Mục đích giúp là cho các vết bẩn và rỉ sét được làm sạch. Tăng khả năng bám dính và hiệu quả chống ăn mòn cao.

Các phương pháp kỹ thuật, làm sạch bề mặt bề mặt để thi công sơn.

Làm sạch bằng bàn chải sắt:  Phương pháp thủ công đơn giản, dễ dàng thi công ở mọi lứa tuổi và mọi vị trí. Tuy nhiêu, nó lại không thích hợp và phù hợp cho việc xử lý các mối hàn. Và nhược điểm khi sử dụng kỹ thuật này là dễ dàng làm cho bề mặt bị nóng. Do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên trên bề mặt nền.

Làm sạch bằng phun nước áp lực cao: Phương pháp này dùng để tẩy sạch các lớp sơn cũ, cận bẩn với áp lực từ 1.700 bar – 2.000 bar (25.000 – 30.000 psi).

Làm sạch bằng phun cát ướt: làm sạch bằng hỗn hợp nước và cát dưới áp suất cao. Được dùng để xử lý các mảng rỉ lớn. Sau khi làm sạch bề mặt thép bị ướt, nên phải được lau khô trước khi sơn. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ô nhiễm môi trường vì không có bụi.

Làm sạch bằng phun cát khô: Đây là phương pháp được dùng phổ biến, chất lượng bề mặt được chuẩn bị rất cao. Các vết rỉ, chất bẩn bị loại bỏ hoàn toàn đồng thời bề mặt được tạo nhám tốt, độ bám dính của lớp sơn được cải thiện rõ. Trái với phương pháp làm sạch bằng phun cát ướt, phương pháp này gây ô nhiễm môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *