Cách pha, sơn tường đã quét vôi

Cách pha, sơn tường đã quét vôi, bạn cần xử lý lớp sơn cũ và pha sơn theo tỉ lệ chính xác. Nhằm đảm bảo màu sơn khi lên tường có sự bám dính, mịn màng, và thẩm mỹ tốt.

Để sơn lại tường nhà với màu sơn mới đẹp hơn, tươi sáng hơn luôn được khách hàng quan tâm.

1. Sơn đè lên tường quét vôi được không?

     Lớp tường cũ đã mờ, trôi màu khiến cho ngôi nhà trở nên cũ và mất thẩm mỹ. Nhiều gia chủ muốn thay lớp áo mới bằng một màu sơn tươi sáng, hiện đại hơn. Và nhằm tiết kiệm kinh phí mà nhiều người tự mua sơn về pha trộn và tự sơn. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp vì không nắm rõ cách pha trộn sơn và quy trình sơn nhà. Đã khiến cho bức tường trở nên lem nhem và màu sơn không đều.

    Bởi một trong những lỗi các gia chủ gặp, đó chính là để y lớp sơn cũ sau đó sơn đè lên. Vì vậy sẽ làm sơn mới không thể bám dính, lên màu và đặc biệt không thể nào trơn mịn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thể sơn đè lên tường đã quét vôi. Cụ thể bức tường đó của nhà bạn phải đảm bảo 3 tiêu chí sau:

  • Tường phải thật khô ráo, không có dấu hiệu ẩm ướt, thấm nước.
  • Số lượng lớp vôi quét lên tường không quá dày, khoảng 3,4 lớp là được. Vì nếu lớp vôi quá dày sẽ gây ra sự kết dính không tốt.
  • Lớp vữa tường cũ còn chắc chắn, chưa có dấu hiệu bong tróc. Bạn có thể dùng đầu ngón tay gõ vào tường không phát ra tiếng bộp bộp bên trong. Nếu tường có sự bong tróc khi sơn lớp sơn khả năng sẽ bị bong ra.

2. Cách pha, sơn tường đã quét vôi:

         Để pha, sơn tường đã quét vôi chuẩn xác. Bạn cần xác định vị trí tường sơn là bên trong hay bên ngoài. Bởi sơn ngoại thất và nội thất thường sử dụng 2 loại sơn khác nhau và kỹ thuật pha sơn cũng khác nhau.       

       Thông thường thì để sơn tường trong nhà thì các gia chủ sẽ lựa chọn sơn nước. Sơn nước mang đến thẩm mỹ cao với ưu điểm vượt trội : mịn bóng, dễ lau chùi, không bám bẩn, mùi nhẹ.

         Và khi tường đã quét sơn nước là lựa chọn tốt nhất để giúp bức tường bảo vệ chắc chắn. Và mang đến tính thẩm mỹ cao nhất. Khi sử dụng sơn nước cho bức tường đã quét vôi, điều không được bỏ qua đó là cách pha sơn đúng chuẩn. Nếu bạn biết cách pha, sơn tường thì lớp sơn tường sẽ bóng đẹp, không bị loang lỗ. Có thể sử dụng lâu dài mà không bong tróc.

            Khi sơn cho tường nhà cũ đã quét vôi chúng ta sẽ pha thêm 5-10% nước sạch khi lăn. Điều này sẽ giúp sơn dễ lăn hơn, lớp sơn không bị dày cộm.

           Khi tiến hành pha sơn cũng cần cẩn thận để không pha quá lỏng hoặc quá đặc. Nếu quá đặc sẽ khiến lớp sơn dày mà dẫn đến tốn nhiều sơn, cũng như chi phí mua sơn. Còn nếu quá lỏng sẽ không lên màu đẹp hoặc ảnh hưởng đến độ phủ của sơn, sơn không đều màu. Chỉ cần cho lượng nước sạch theo tỉ lệ vào thùng sơn và dùng máy khuấy sơn trộn đều lên. Lưu ý là lượng nước thêm vào phải đảm bảo đồng đều cho tất cả thùng sơn với tỷ lệ cơ bản sau đây:

  • Nếu bề mặt tường có trét bột: Cần pha thêm nước với tỷ lệ 5 – 10% so với quy cách thùng sơn.
  • Nếu bề mặt tường được sơn trực tiếp không sử dụng bột: pha thêm nước với tỷ lệ 5% so với quy cách thùng sơn.

3. Quy trình sơn tường nhà đã quét vôi đúng chuẩn

    * Xử lý bề mặt tường đã quét vôi

Có thể một số bức tường sẽ không cần xử lý lớp vôi cũ và sơn đè lên vẫn được. Nhưng bạn muốn bức tường ngôi nhà mình trở nên hoàn thiện, đẹp hơn thì tốt nhất hãy xử lý lớp vôi cũ này đi. Và việc xử lý tường đã quét vôi cần thực hiện tỉ mỉ và khéo léo như sau:

  • Sử dụng giấy nhám hoặc bàn chà sắt để chà lên bề mặt tường để loại bỏ hết những cặn vôi còn bám trên tường. Với những bề mặt đã có dấu hiệu bong tróc, bạn cần đục hết những chỗ đó đi, trát lại, và nhám lại như bình thường. Sau đó tiến hành vệ sinh lại và để khô.
  • Bạn có thể trét thêm 2 lớp lên tường trước khi sơn để tường mịn, đẹp và bền màu hơn.
  • Cần sơn đủ các lớp sơn lót và sơn phủ để đảm bảo được tuổi thọ của công trình.

    * Tiến hành thi công sơn tường

     Bên cạnh việc pha sơn tường đúng chuẩn thì việc tiến hành thi công sẽ là bước quyết định lớp áo mới có được đẹp hay không. Yêu cầu được thực hiện đúng kỹ thuật theo từng bước như sau:

   Bước 1: Sử dụng bột trét 2 lớp, giữa 2 lớp nên cách nhau 2 giờ. Để khô và tạo độ bám dính với tường được tốt hơn.

   Bước 2: Xử lý mặt phẳng sau khi trét tường nhẵn mịn.(Gồm những công việc như: vệ sinh sạch bụi. Bụi sẽ gây ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn với tường. Làm cho sơn rất dễ bị bong tróc sau này.)

    Bước 3: Sơn lớp sơn lót chống kiềm hóa lên tường. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà có thể sơn từ 1 – 2 lớp sơn lót. Việc này giúp gia tăng sự bền cũng như gia tăng sự bám dính giữa các lớp sơn.

    Bước 4: Sơn 2 lớp sơn phủ màu hoàn thiện. Lưu ý, chúng ta phải đợi sơn lớp thứ nhất đợi cho khô hẳn rồi mới sơn tiếp lớp thứ 2.

      * Những lưu ý khi sơn tường đã quét vôi:

Không chỉ sơn tường đã quét vôi, tường cũ hay tường mới xây mà tất cả các công trình các bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo được chất lượng sơn cũng như tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho bức tường:

  • Cần sơn đủ và đúng quy trình bả matit, sơn lót, sơn chống thấm, và sơn phủ.
  • Sau khi sơn, cần kiểm tra và hoàn thiện lại ở khâu vệ sinh dù chỉ là những vết bám bẩn nhỏ. Để mang đến công trình hoàn hảo nhất.
  • Các bạn cần để lại sơn dự phòng để phòng cho trường hợp đồ đạc khiến lớp sơn bị tróc ra. Thì chúng ta có thể tiến hành sửa ngay.
  • Nên tìm kiếm đơn vị thi công sơn nhà uy tín, chất lượng để đảm bảo hoàn thiện công trình tốt nhất.

SƠN KIẾN VƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *